Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Cơm gà Hội An

Cơm gà Hội An là món nổi tiếng, từng được tiến Vua. Mời các bạn thử làm Hoàng Đế, thưởng thức món cơm gà này nhé!
1.5 kg gà đi bộ (gà ta)
1 bó rau răm
1 củ hành tây
Tim, mề, gan, trứng non gà
Đu đủ, cà rốt bào sợi
Tương ớt Hội An
300g Gạo thơm (nhưng đừng dùng gạo dẻo quá)
Bột nghệ, dầu điều, tiêu, chanh, tỏi

Cách làm cơm gà Hội An như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bạn rửa sạch đu đủ bào sợi, vớt ra để ráo. Sau đó, ngâm cùng với carrot theo công thức 1 giấm + 1 đường + 2 nước. Hành tây thì bảo mỏng ngâm với nước, để vào ngăn mát tủ lạnh cho hành được giòn. Gạo vo sạch cho ra rổ cho ráo nước.
- Tim, gan, mề rửa sạch với muối chà sạch với chanh cho thơm, cắt nhỏ. Ướp lòng với ít hạt nêm, tiêu để qua bên.
Bước 2: Rửa sạch gà với muối. Cắt đôi cho gà nhanh chín rồi cho vào nồi đổ ngập nước luộc gà với vài củ hành tìm nướng và 1 củ hành tây. Nước sôi, bạn nêm vào ít muối, hớt bọt, tắt bếp, đậy vung để khoảng 10 – 15 phút (thời gian tùy thuộc vào con gà lớn hay nhỏ) cho gà chín từ từ. Khi gà nguội, vớt ra xé nhỏ vừa ăn, phần xương cho vào nồi nước dùng hầm cho ra nước ngọt. Sau đó, nêm nếm lại cho vừa ăn.
Bước 3: Trong khi luộc gà thì làm nóng chảo với ít dầu rồi cho bột nghệ và gạo vào rang. Khi gạo chuyển sang màu trắng đục thì cho thêm tí hạt nêm vào rang cùng và tắt bếp. Gạo đã rang bạn cho vào nồi cơm điện, cho nước dùng gà vào để nấu cơm, lượng nước cho vào thì ít hơn so với nấu cơm bình thường nhé vì gạo đã được rang và cơm cho món này cần nấu khô cho hạt cơm chín khô ráo và tơi ra. Khi cơm cạn, đập dập vài tép tỏi vào và đảo cơm, mẹo nhỏ này sẽ làm cho cơm khi chín sẽ thơm ngon và có mùi vị đặc trưng hơn.
Bước 4: Phi dầu với ít hành tỏi cho thơm rồi cho lòng gà đã ướp vào xào. Khi thấy lòng săn lại và nước ướp đã rút hết thì cho nước dùng gà vào sao cho xâm xấp. Tiếp đó, cho trứng trứng non vào và nêm thêm tí nước mắm cho hơi đậm đà. Cuối cùng cho nước màu điều và chúng ta đã có một chén nước súp gọi là nước mạ, 1 thứ nước chan không thể thiếu cho món cơm gà Hội An.
Bước 5: Bóp thịt gà với ít muối, tiêu và chanh để khoảng 5 - 10 phút cho gà thấm gia vị. Trộn gà với hành tây, rau răm cho ra dĩa. Cho cơm ra dĩa ăn kèm gỏi gà, đu đủ chua, tương ớt, và chén nước mạ là có thể thưởng thức được rồi!

Bún chả Hà Nội

Ở Hà nội có cơn sốt "bún chả Hà Nội" sau chuyến đến thăm của Tổng thống Obama. Ông là người thân thiện, dân dã, nhưng món ăn mà ông chọn thưởng thức khi đến Hà Nội nói lên rằng món ăn đó thật đặc biệt, ẩn chứa nhiều nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. Không phải ai cũng có thể đến phố Lê Văn Hưu - Hà Nội để được thưởng thức đúng món bún chả mà Obama đã từng ăn. Vậy bạn hãy cùng Bình két thực hiện món bún chả Hà Nội gia truyền đó ngay tại nhà mình nhé!
Cách làm món bún chả gia truyền Hà Nội

Nguyên liệu:
– Thịt ba chỉ: 500g
– Thịt nạc vai: 500g
– Hành tím, chanh, tỏi, ớt, củ sả
- Su hào hoặc đu đủ xanh. dưa chuột, cà rốt, rau sống ăn kèm
nước mắm cốt ngon, bột nêm, đường hoa mai, dầu hào, mật ong.
Cách làm:
Bước 1: Làm nước hàng để ướp thịt cho lên màu đẹp: Cho khoảng 3 thìa đường vào chảo cùng với một chút nước đun đến khi đường chuyển sang màu cánh gián thì cho tiếp vào một chút nước nữa, đun sôi trở lại cho nước và đường tan lẫn vào nhau. Lưu ý đừng đun đường cháy quá màu chả nướng xong sẽ không được đẹp mắt.
– Thịt ba chỉ cạo rửa sạch thái lát mỏng vừa phải.
Bước 2: Cho thịt vào một cái hộp đựng đồ ăn ướp riêng với bột nêm, một chút đường, một chút nước mắm, dầu hào, nước hàng đã chưng sẵn và hành tím cùng với sả, tỏi băm nhỏ.
– Có mật ong thì ướp cùng, khi nướng thịt sẽ thơm và màu cũng đẹp hơn.
Bước 3: Thịt nạc vai xay nhỏ, nếu băm được là tốt nhất, cũng ướp tương tự như ướp thịt ba chỉ, để riêng trong một cái hộp khác rồi cho cả hai thứ vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 3-4 tiếng. Nếu ăn buổi trưa thì ướp từ sáng hoặc ướp từ trưa cho bữa chiều. Bạn cũng có thể ướp thịt để qua đêm nhé, như vậy chả sẽ càng mềm và ngon hơn.
Bước 4: Pha nước chấm
– Cà rốt, đu đủ xanh, hoặc su hào, tỉa hoa hoặc thái lát mỏng cho vào một nhúm muối trộn đều để ra bớt nước, vớt ra một cái bát rồi trộn đường, dấm, tỏi vào để cho ngấm, dùng để ăn kèm với nước chấm và chả.
– Lấy một lượng nước lọc tương đương với lượng nước chấm cần dùng, cho đường, (mỳ chính), tỏi băm nhỏ, dấm, nước cốt chanh vào khuấy đều tạo thành hỗn hợp chua ngọt tương đối.
– Đong nước mắm ra thìa canh và từ từ nêm vào hỗn hợp chua ngọt, điều chỉnh sao cho độ chua mặt ngọt vừa khẩu vị.
– Tiếp đến cho dưa chuột cà rốt đã ngâm chua ngọt vào, thêm ớt tươi cắt lát băm nhỏ nữa cho đủ vị chua cay mặn ngọt.
– Rau sống gồm xà lách, tía tô, kinh giới, húng bạc hà, húng thơm, giá đỗ rửa sạch ngâm nước muối vớt ra vảy sạch nước.
Bước 5: Nướng thịt
– Thịt nạc xay viên thành từng viên nhỏ vừa phải, xếp thịt vào vỉ và nướng bằng than hoa cho vàng đều hai mặt.
– Nướng riêng chả miếng và chả viên để thịt chín đều.
– Vì thịt đã được ướp với dầu hào nên khi nướng không lo thịt bị khô hay cháy mà sẽ rất mềm, thành phẩm có màu nâu đẹp mắt. Các bạn cũng có thể nướng chả bằng lò nướng rất tiện vì không bị khói, sạch sẽ mà thịt chín vàng đều, không bị cháy một vệt nào dù là rất nhỏ.
– Xếp thịt ba chỉ vào vỉ nướng rồi cho vào lò đặt chéo sang một bên để có thể đóng kín cửa lò lại, khoảng trống còn lại đặt một miếng giấy bạc rồi xếp chả viên vào nướng cùng. Nếu nhà có than hoa thì nướng thịt và chả còn thơm hơn nữa.
– Các bạn nhớ bật lò nướng ở nhiệt độ cao 220 độ cho thật nóng rồi mới cho thịt vào nướng cả trên và dưới, khoảng 10 phút là xong một mẻ. Dùng đũa lật chả viên cho chín vàng đều hai mặt, còn chả miếng có thể không cần lật vì nướng ở chế độ cả trên cả dưới thịt sẽ chín vàng đều.
– Khi ăn dọn bún, chả và rau sống ra đĩa. Dưa góp thì cho vào ăn cùng với chả và nước chấm.
Chúc bạn và gia đình một ngày chủ nhật đầm ấm với món bún chả Hà Nội thơm ngon nhé!

3 bí mật có trong nước mắm Ông Kỳ

3 bí mật có trong nước mắm Ông Kỳ


Trong căn bếp của mỗi gia đình có lẽ không thể thiếu chai nước mắm, nước mắm là gia vị quen thuộc của người Việt. Ngày nay, khi mà sự lựa chọn thực phẩm của người tiêu dùng có phần khó tính hơn thì việc lựa chọn nước mắm đạt chuẩn cũng trở nên phổ biến với mỗi gia đình.Nước mắm Ông Kỳ tự hào là dòng nước mắm được rất nhiều gia đình tin dùng. Vậy điểm thu hút của nước mắm Ông Kỳ là ở đâu? Hãy cùng khám phá nhé!
1. Nước mắm sạchKhi mà vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu hiện nay thì nước mắm Ông Kỳ đã giúp giải quyết được những nỗi lo của khách hàng. Nước mắm Ông Kỳ là nước mắm được làm theo phương pháp truyền thống với những nguyên liệu là cá cơm của biển được đánh bắt theo quy trình và thời vụ chuẩn xác. Nước mắm sạch là nước mắm truyền thống. Trong đó chỉ có cá cơm tươi và muối biển. Trong đó độ đạm dù là 30, 35, 38 hay 40… vẫn là độ đạm thật, không cần tạo ra đạm nhân tạo, không cần pha chế bằng chất định mùi, định vị, định màu.Độ muối của Nước mắm Ông Kỳ luôn đạt ở mức trên 25%, là môi trường tốt để đảm bảo cho lượng axit amin có trong nước mắm không bị phân hủy, nhờ vậy mà nước mắm vẫn thơm ngon đến giọt cuối cùng mà không bị vi khuẩn xâm nhập.2. Nước mắm ngonNước mắm Ông Kỳ nổi tiếng với độ thơm ngon nức tiếng, với mùi hương thoang thoảng, đặc trưng của nước mắm dịu nhẹ.Vị của nước mắm là vị mặn khi mới nêm ở đầu lưỡi nhưng sau đó sẽ thấy ngay vị ngọt đậm đà xuống tận cổ họng khiến bạn nhớ mãi hương vị này. Dùng nước mắm Ông Kỳ để ướp thực phẩm không những không làm mất hương vị tươi ngon của thực phẩm mà còn làm tăng thêm cả hương lẫn vị cho món ăn của bạn.Nếu bạn dùng nước mắm Ông Kỳ làm nước chấm thì đây là một sự lựa chọn hoàn hảo, bởi vị ngon của nước mắm khó có loại nào có thể sánh bằng, làm cho món ăn của bạn ngon thêm bội phần. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp nước mắm Ông Kỳ với nhiều loại gia vị khách như chanh, tỏi, ớt, đường,.... để cho ra những loại nước chấm riêng biệt phù hợp với các món ăn khác nhau như: Phở cuốn, nem rán, đồ nướng,...3. Nước mắm bổ dưỡngNước mắm Ông Kỳ là nước mắm truyền thống được làm từ cá cơm và muối. Nhờ quá trình ủ theo phương pháp truyền thống với thời gian từ 12-14 tháng, nước mắm Ông Kỳ là loại nước mắm được thiên nhiên ban tặng dành cho sức khỏe của con người. Trong sản phẩm nước mắm này có chứa rất nhiều axit amin quý, các khoáng chất và vi lượng rất bổ ích và cần thiết rất tốt cho sức khỏe của bà bầu, người mới ốm dậy, cho sự phát triển của trẻ em và người cao tuổi.Bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng nước mắm Ông Kỳ cho bữa cơm hàng ngày của gia đình vì nó cung cấp hàm lượng iot, chất sắt và những vitamin cho cơ thể chúng ta một cách tự nhiên và rất dễ hấp thu.Thật tuyệt vời phải không nào? Bạn hãy chọn ngay nước mắm Ông Kỳ cho gian bếp và chế biến những món ngon cho cả gia đình nhé!Bạn có thể mua nước mắm Ông Kỳ ngay bây giờ chỉ với một cuộc điện thoại bằng dịch vụ đi siêu thị online tại nhà của chúng tôi. Bạn chỉ cần nhấc máy lên và gọi điện ngay đến số điện thoại 1900 20 75 hoặc 0966 992 221 để được hỗ trợ đặt hàng. Chỉ 2-3 giờ sau bạn sẽ có sản phẩm nước mắm Ông Kỳ.

Đặc trưng nước mắm truyền thống Ông Kỳ

Đặc trưng nước mắm truyền thống Ông Kỳ

Đánh giá bài viết

(Thủy sản Việt Nam) - Đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang từ lâu đã nổi danh với những nhà thùng nước mắm truyền thống, với lịch sử làm nghề hơn 200 năm của người dân nơi đây. Trong đó, không thể không nhắc đến Nước mắm Ông Kỳ.

Nước mắm Ông Kỳ (NMOK) đã được cấp quyền sử dụng “Chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc”. Cũng giống mọi loại nước mắm Phú Quốc truyền thống, nguyên liệu làm nên Nước mắm Ông Kỳ là những loại cá cơm đặc biệt trên vùng biển Phú Quốc như: Cơm Than, Cơm Phấn, Sọc Tiêu…, những loại cho ra độ đạm cao và mùi thơm đặc trưng.
nước mắm ông kỳ
Sản phẩm nước mắm Ông Kỳ được 28 nước Liên minh châu Âu bảo hộ

Tinh tế từ nguyên liệu
Ngư dân Phú Quốc có thể đánh bắt cá cơm quanh năm, nhưng NMOK chỉ dùng cá cơm đánh bắt vào đúng thời vụ, thường là tháng 7, 8, 9 âm lịch. Bởi vào mùa xuân cá cơm đẻ trứng, sinh con. Suốt mùa mưa, loại tảo biển đặc biệt của vùng này sinh trưởng tốt là nguồn thứ ăn rất quý cho cá cơm. Vì thế, sau mùa mưa, cá cơm vào độ trưởng thành, chất lượng tốt nhất: thịt thơm, béo ngậy, cho ra độ đạm cao nhất. Được đầu tư bởi tập đoàn lớn Salinda Group (chuyên về dược phẩm và khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp), NMOK nhận được nguồn hỗ trợ tài chính dồi dào, đủ để có thể tập trung thu mua cá tốt nhất, vào thời điểm thích hợp nhất để cho ra nước mắm chất lượng nhất.
Việc chọn lựa nguyên liệu cũng là khâu NMOK rất quan tâm. Nếu ở các vùng miền khác, phải đợi khi tàu về cá mới được trộn muối, thì NMOK trộn ủ cá ngay từ ngoài khơi, khi cá còn tươi sống. Ưu tiên chọn cá cơm được đánh bắt bằng lưới chữ C truyền thống, mắt lưới này vừa lựa chọn kích cỡ cá, vừa không làm cá bị thương, bị chết như phương pháp đánh bắt tận diệt. Thuyền thu mua cá của NMOK chạy ra khơi mang theo muối đã qua lắng lọc. Cá cơm vớt lên, súc rửa bằng nước biển, ủ ngay với muối. Con cá còn giãy tươi trong muối, nhờ thế mà nguyên liệu NMOK là tươi nhất, cho ra độ đạm tối đa và quan trọng là cho ra hương thơm tinh khiết và màu nước mắm nâu đỏ có ánh sáng trong, rất đẹp.
Cũng vì ủ cá tươi nguyên trong muối nên độ histamine (một tác nhân gây dị ứng, được tạo ra khi cá bị ươn, bị chết) trong NMOK rất nhỏ, dưới quy định cho phép của Tiêu chuẩn nước mắm Việt Nam. Vì thế, NMOK rất an toàn cho bà bầu, em bé, những người nhạy cảm, dị ứng với đồ biển.

Hoàn hảo từ phương pháp
Trong khi các làng nghề nước mắm khác ủ cá muối trong các lu, vại sành thậm chí là bể bê tông, thùng inox… thì NMOK chỉ có một nguyên tắc: ủ trong thùng gỗ, thường là gỗ bời lời, vên vên. Đó là những loại gỗ chuyên dụng để đóng thùng chượp, nó hấp thu nhiệt đều đều, dần dần, đảm bảo cho nhiệt độ bên trong thùng chượp luôn là tương đối cả ban ngày và ban đêm, đủ tạo ta môi trường tốt cho các men sinh vật hoạt động tốt, để chượp cá chín hoàn toàn.
Thời gian ủ chượp của NMOK khoảng 12 đến 14 tháng. Nguyên tắc này đã được ghi nhận hàng trăm năm trong các nhà thùng truyền thống nước mắm Phú Quốc. Vì chỉ trong khoảng thời gian này, chượp cá mới chín hoàn toàn, nghĩa là quá trình thủy phân cá diễn ra trọn vẹn giúp thu được lượng đạm tự nhiên cao nhất có thể và giúp mùi của nước mắm thơn dịu, không còn bị tanh, hoặc hôi mùi cá (chưa đủ ngấu).
ghi chép nước mắm ông kỳ
Mọi thông tin liên quan đến nước mắm Ông Kỳ được ghi chép cẩn thận
NMOK chỉ rút dòng nước chắt ra đầu tiên để đóng chai, đưa khái niệm nước cốt trở về với nghĩa nguyên thủy của nó: Nước mắm chắt lần đầu, không pha loãng, không đấu trộn với nước mắm thứ cấp rút lần 2, lần 3. Trong khi, theo truyền thống làng nghề (trong đó có cả Phú Quốc), nước mắm rút ra lần đầu, để sang một bên gọi là cốt nhất. Sau đó, tiếp tục hòa muối vào nước rồi đổ vào thùng xác cá, rút ra nước mắm cốt nhị. Tiếp tục như thế, rút ra nước thứ cấp lần 3. Đấu trộn 3 loại nước mắm với nhau, đóng chai, gọi là nước mắm cốt. Như vậy, bằng phương pháp này, nước mắm cốt nhãn hiệu Ông Kỳ đã khác biệt với các thứ nước mắm khác bởi chính bản chất và chất lượng của nước mắm.

Thơm ngon đến giọt cuối cùng
Nước mắm muốn ngon đến giọt cuối cùng thì bắt buộc phải được đóng chai thủy tinh ngay tại nơi sản xuất. Điều đó cũng được ghi trong bộ “Chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc”. Quy trình khép kín này đảm bảo cho nước mắm không bị ôxy hóa, đạm axid amin không bị phân hủy, nước mắm không bị thiu (đen hoặc bị mùi hôi).
NMOK được đóng chai ngay tại nhà thùng trên đảo Phú Quốc. Bạn sẽ tò mò, sao trên nhãn chai NMOK có nhiều mác đến thế. Đó là những thông tin cần và đủ, và là bắt buộc đối với những chai nước mắm được cấp chứng chỉ “Chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc”. Ngoài ra, mỗi thùng NMOK còn có 1 cuốn nhật ký ghi mọi thông tin liên quan đến mẻ cá, chất lượng, ngày giờ đổ cá, nguồn cung cấp cá và các công đoạn chăm sóc thùng chượp.
NMOK được phân phối qua các kênh bán lẻ chính thức: như các hệ thống siêu thị, các đại lý có hợp đồng trực tiếp phân phối. Vì thế, NMOK đảm bảo cho người tiêu dùng về chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm, tránh việc làm nhái, làm giả, pha chế…
NMOK cố gắng bằng cách giản tiện nhất, nhanh nhất, tin cậy nhất đưa thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng. Đồng thời, tham gia các hội chợ, tổ chức các hình thức sampling (nếm thử) giới thiệu và hướng dẫn tiếp nhận thông tin trên báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, sử dụng mạng xã hội, dùng đội ngũ PG cung cấp thông tin tại các điểm bán lớn, thực hiện các đợt khuyến mãi, như dịp Tết sắp tới, hợp tác với các cơ quan đoàn thể, tổ chức để được chọn làm quà tết của công ty cho nhân viên…
NMOK luôn là cái tên hấp dẫn người tiêu dùng vì chất lượng cao và độ vệ sinh an toàn tuyệt đối của sản phẩm.
>> Không phải nước mắm nào sản xuất và đóng chai tại Phú Quốc cũng được gọi là Nước mắm Phú Quốc và được sử dụng danh hiệu “Chỉ đẫn địa lý”. NMOK hiện là một trong số rất ít cơ sở sản xuất nước mắm tại Phú Quốc được quyền như thế, đồng nghĩa với việc NMOK được 28 nước Liên minh châu Âu bảo hộ.

Phương Chi 

BẠN BIẾT GÌ VỀ HẠN SỬ DỤNG CỦA NƯỚC MẮM?

BẠN BIẾT GÌ VỀ HẠN SỬ DỤNG CỦA NƯỚC MẮM?


Nước mắm – loại gia vị đặc trưng của vùng Đông Nam Á, xuất hiện trong hầu hết trong các bữa ăn của người Việt Nam. Trong một số gia đình, họ sử dụng nước mắm nhưng không hề quan tâm đến hạn sử dụng.  Vì nước mắm được biết đến như là loại thực phẩm lên men, bản chất của nó là từ cá đã phân hủy ra rồi. Vậy chúng ta có thể sử dụng nước mắm một cách thoải mái mà không cần quan tâm đến hạn sử dụng phải không? Nhưng tại sao trên nhãn chai nước mắm lại có hạn sử dụng ?
 Nước mắm là một sản phẩm do thịt cá ngâm dầm trong nước muối mặn, phân giải dần từ chất protein phức tạp đến protein đơn giản và dừng lại ở giai đoạn tạo thành amino acid nhờ tác dụng của enzym có sẵn trong thịt cá và ruột cá làm cho nước mắm có mùi vị đặc trưng. Đây là sản phẩm của nhiều quá trình phức tạp gồm đạm hóa, quá trình phân giải đường trong cá thành acid, quá trình phân hủy một phần amino acid dưới tác dụng của vi khuẩn có hại, tiếp tục bị phân hủy thành những hợp chất đơn giản như amin, amoniac, cacbonic hydrosunfua… Nhưng vào cuối giai đoạn lên men sáu đến mười hai tháng, muối đã kiểm soát và giết hết các vi khuẩn ưa mặn khó chết. Tại thời điểm này, chất lỏng trong thùng sẽ được lọc và loại bỏ các chất cặn. Quá trình lên men này là cách rất tốt để giết chết vi khuẩn mà không cách tiệt trùng nào làm đạt yêu cầu.
Ngay cả ở Mỹ, nước mắm cũng không chịu một yêu cầu pháp lý nào về hạn sử dụng, nhưng hầu hết các nhà sản xuất đều đưa ngày hết hạn trên nhãn để người tiêu dùng tin tưởng nhà sản xuất, thường là 3-4 năm. Còn theo sổ tay tiêu dùng thực phẩm lên men của Hiệp Hội Hợp tác khoa học Châu Á thì là 5 năm.
Nhưng như vậy không có nghĩa là nước mắm sẽ luôn tốt trước ngày hết hạn. Nó có thể giảm chất lượng sau một thời gian dài do phản ứng hóa học, kết quả là thay đổi màu sắc hoặc nhạt hương vị. Đôi khi nấm mốc hoặc nấm men có thể phát triển trên bề mặt bên trong chai hoặc miệng chai, nơi có nhiều độ ẩm và ít muối (vì vậy không phải lượng muối trong thành phần nước mắm ít là tốt). Sự phát triển này thường vô hại nhưng với bất kỳ thực phẩm nào khi chúng có vẻ kỳ lạ, mùi thì nên bỏ đi. Nước mắm chỉ thực sự tốt khi có màu nâu đỏ và không lẫn tạp chất. Khi đã kết hợp nước mắm với thực phẩm khác thì hạn sử dụng của nước mắm phải theo hạn sử dụng của loại thực phẩm đó mặc dù hạn dùng của nước mắm chắc chắn là lâu hơn.
Tin bài khác

Tìm hiểu về nước mắm Phú Quốc

Tìm hiểu về nước mắm Phú Quốc

Phú Quốc có nghề sản xuất nước mắm truyền thống đến nay đã được 200 năm, hiện ở đây có khoảng trên 100 cơ sở sản xuất nước mắm, dân ở đây gọi là nhà thùng. Nhiều cơ sở được đưa vào địa điểm tham quan du lịch làng nghề để quảng bá, bán sản phẩm cho du khách.

Vị thơm ngon đặc biệt của Nước mắm Phú Quốc là do nguồn nguyên liệu là cá tươi được ướp muối biển ngay khi vừa kéo lưới lên rồi được ủ trong thùng gỗ đặc biệt trong thời gian dài 12-14 tháng, đủ để tạo ra quá trình lên men tự nhiên, không cần bất cứ phụ gia nào.

Cung cấp dinh dưỡng
Nước mắm là một loại nước chấm quen thuộc được ưa chuộng nhất ở nước ta và không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Nước mắm có giá trị dinh dưỡng cao (trong nước mắm có chứa 13 loại acid amin, vitamin B, khoảng 1 – 5 microgram vitamin B12), hấp dẫn người ăn bởi hương vị đậm đà, đặc trưng mà không một loại sản phẩm nào khác có thể thay thế được.

Cung cấp chất đạm: có 3 loại
- Đạm tổng số: là tổng lượng nitơ có trong nước mắm
- Đạm amin: là tổng lượng đạm nằm dưới dạng acid amin
- Đạm amon: càng nhiều nước mắm càng kém chất lượng

Ngoài ra trong nước mắm còn chứa đầy đủ các acid amin, đặc biệt là các acid amin không thay thế: valin, leucin, methionin, isoleucin, phenylalanin, alanin.v.v .. Các thành phần khác có kích thước lớn như tripeptid, peptol, dipeptid. Chính những thành phần trung gian này làm cho nước mắm dễ bị hư hỏng do hoạt động của vi sinh vật.

Cung cấp chất sắt: trong nước mắm có chứa nhiều chất sắt giúp bổ sung cho cở thể nhằm giảm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
- Các chất vô cơ: NaCl chiếm 250-280g/l và một số các chất khoáng như: S, Ca, Mg, P, I, Br.
- Vitamin: B1, B12, B2, PP.

Dùng để chữa một số bệnh như: đau dạ dày, phỏng, cơ thể suy nhược, cung cấp năng lượng (các ngư dân đi biển thường uống một ngụm nước mắm sống để giữ ấm cơ thể).

Ngoài ra người ta còn dùng xác mắm để làm phân bón hay làm thức ăn cho lợn.
Món ngon hơn nhờ nước mắm Phú Quốc
Tạo nguồn thu nhập cho cư dân vùng biển
Nghề làm mắm là một trong những nghề sản xuất đem lại thu nhập chính và tương đối ổn định cho các cư dân ở ven biển như Phú Quốc,… Ngày xưa, những nhà giàu có nhất ở Phú Quốc đều khởi nghiệp từ nghề làm nước mắm. Nước mắm giúp dân làm giàu. Không biết bao nhiêu thế hệ người dân Phú Quốc được lớn lên, được thành đạt nhờ cha mẹ làm nước mắm.
Người dân Phú Quốc vẫn thường truyền tai nhau câu hát ca ngợi những những làm nghề nước mắm.
“Nước mắm ngon đem dầm con cá trích
Anh có vợ rồi đứng xích cho xa”
 nguồn tin : Salinda Premium Resort and Sp

Nhạc sĩ nước mắm - Nhà thơ nước mắm

Nhạc sĩ nước mắm - Nhà thơ nước mắm

Nước mắm là món ăn ngon, đậm đà hương vị quê hương. Thế nhưng nếu đem nước mắm vào âm nhạc hay thơ ca thì e rằng hơi... khó ngửi. Ấy vậy mà ta lại có một nhạc sĩ nước mắm và một nhà thơ nước mắm.

Nhạc sĩ nước mắm là một nhạc sĩ nổi tiếng với những bản tình ca lãng mạn một cách sang trọng, đặc biệt là những bản tình ca viết về mùa thu. Ông là Đoàn Chuẩn.

Thật ra trong những ca khúc tuyệt vời của Đoàn Chuẩn không có... nước mắm, nhưng ông là con của nhà doanh nghiệp lừng lẫy Đoàn Đức Ban, chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng. Nhờ sự thành công của hãng nước mắm, gia đình Đoàn Chuẩn rất giàu có, nên ông sống đời một công tử phong lưu và cùng với thiên tài của mình ông đã sáng tác nên những ca khúc bất hủ. Như một sự ghi nhớ, trên bìa sau một số bản nhạc, ông cho đăng quảng cáo nước mắm Vạn Vân của gia đình mình. Hình dưới đây là một ví dụ.


Còn nhà thơ nước mắm mà tôi sắp kể ở đây thì không phải con của đại gia nước mắm nào cả, chỉ là gia đình có làm nước mắm thôi. Thế nhưng nước mắm đã thắm đượm vào ông đến nỗi ông đưa cả nó vào thơ:

Khi má anh sinh ra

Anh đã thở hơi nước mắm ngon của vạn Gò Bồi
Nên tới già thơ anh còn được đậm đà thấm thía...

(Đêm ngủ ở Tuy Phước)

Ấy, chẳng những đưa nước mắm vào thơ, ông còn thừa nhận rằng chính nhờ nước mắm mà thơ của ông mới "được đậm đà thấm thía".

Trong mấy câu thơ được trích từ bài Đêm ngủ ở Tuy Phước nói trên, ta thấy có nhắc đến Vạn Gò Bồi. Đó chính là nơi nhà thơ sinh ra, nơi ấy là vạn Gò Bồi, làng Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Hai câu thơ khác của ông cũng nói đến điều này:



Từ lúc má tôi đẻ tôi ra ở vạn Gò Bồi làm nước mắm
Một hạt muối trong tim để mặn với tất cả những gì đằm thắm


Tôi về thăm quê hương nhà thơ nước mắm này vào một ngày hè tháng 5 trời nắng như đổ lửa. Nơi đây là một làng quê nghèo cách thành phố Quy Nhơn hơn 20 cây số.


Trên cánh đồng cháy nắng, những người nông dân nghèo đang miệt mài lo việc đồng áng.

Ảnh: PHN

Sông Gò Bồi. Ảnh: xunauvn

Đọc tới đây, chắc một số người đã biết nhà thơ nước mắm này là ai, những người khác có thể nghĩ rằng:một chàng thi sĩ nhà quê nào đây, chắc chẳng có tên tuổi gì!

Ồ không, chàng nước mắm này là một nhà thơ nổi tiếng lắm đó bạn. Ông ta chính là nhà thơ Xuân Diệu, ông hoàng thơ tình Việt Nam.

NƯỚC MẮM CÓ ĐỘ ĐẠM BAO NHIÊU PHẦN TRĂM LÀ TỐT?

NƯỚC MẮM CÓ ĐỘ ĐẠM BAO NHIÊU PHẦN TRĂM LÀ TỐT?



Thứ Năm, 01/10/2015

nuoc-mamTình hình các công ty sản xuất nước mắm chạy theo lợi nhuận đang đầu độc dân Việt, vì cái văn hóa ăn nước mắm mà dân không hay biết. Hôm nay tình cờ đọc bài: Sự thật về nước mắm: Nước mắm công nghiệp đánh bại nước mắm cá cơm. Nên tôi phải viết một bài đứng trên cơ sở khoa học để giải thích đâu là nước mắm thật, đâu là nước mắm giả với hóa chất, và có khi được pha với phân u rê!
 Trong bất kỳ cơ thể động vật nào cũng đều có các thành phần: nước, protit ( đạm), lipit (mỡ, chất béo), gluxit, các vitamin và các khoáng chất, sinh tố, hooc môn.
Cũng giống như con người, cơ thể cá 70% trọng lượng là nước, 30% còn lại là protid, lipid, muối khoáng ở dạng vi lượng (điện giải), và sinh tố. Cho nên nước mắm là nước chấm truyền thống của người Việt giàu chất dinh dưỡng nhất, kể cả iode, mà không phải quốc gia nào cũng có được.
Con cá nói riêng, hải sản nói chung rất ít mỡ, vì nó bơi hoài ngay cả trong lúc ngủ. Khác với loài động vật trên cạn ngủ thì nằm yên, nên nồng độ mỡ nhiều hơn hải sản. Vì thế cho nên những ai bị bệnh Goute, bác sỹ thường khuyên giảm ăn hải sản. Do Goute là bệnh từ nguyên nhân ứ đọng acide Uric trong máu quá ngưỡng cho phép, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà acide uric lại là sản phẩn chuyển hóa từ đạm, hay nói cách khác từ amino acide.
Cá càng mập, hay nhiều thịt thì nồng độ đạm cũng chỉ cao nhất theo tỷ lệ phần trăm đã được phân bố 1 cách khoa học cho cơ thể là, không thể bằng 30% trọng lượng cơ thể con cá. Khi làm nước mắm còn cho muối vào, nên nồng độ đạm phải giảm xuống còn dưới 30% của tổng trọng lượng 100ml nước mắm. Nên nước mắm thật làm từ cá nếu bị phơi nắng, cô đặc thì cao lắm là trong 100ml nước mắm chỉ có thể có 30gram protein, thì gọi là nước mắm 30 độ đạm. Không thể có nước mắm mà nồng độ đạm hay nồng độ Ni tơ lên đến hơn 30%.
Để cụ thể hóa cho dễ hiểu, ta hãy cứ tính như sau: trọng lượng cá là 100%, do nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể vậy trọng lượng các chất khác trong cơ thể cá còn lại là 100% – 70% = 30%. Giả sử cho tất cả 30% trọng lượng còn lại là Protid trong cá + muối sẽ bằng trọng lượng lúc vào mắm. Theo công thức lắm mắm truyền thống là, 1 muối 3 cá thì lúc đó trọng lượng của protid chỉ còn dưới 25%, mà trong muối có nước và Nacl và các yếu tố vi lượng khác.
Ví dụ, 1kg cá + 300gr muối, và cứ cho 30% còn lại tất cả là protid, mà không có lipid và sinh tố, điện giải, thì tỷ lệ protid sẽ là: 300gr/1.300gr thì = 23% độ đạm. Nếu cô đặc do bốc hơi còn 1200gr thì lúc đó nồng độ protid cũng bằng 300/1200 = 25% độ đạm. Chỉ khi nào cô đặc chỉ còn 1000gr thì nồng độ đạm mới được 30%. Nhưng như thế thì nước mắm quá mặn, nước mắm không thể ngon được.
Thời buổi công nghiệp, người ta sợ ăn mỡ vì thiếu hiểu biết của cả thầy thuốc cũng như bệnh nhân, nên nghe nói nước mắm có nồng độ Ni tơ hay nồng độ đạm cao là mê tít mắt. Lợi dụng yếu tố này, một số công ty mỵ dân là để thêm cái con số 40%, thậm chí 50%, có chỗ lên đến 80% độ đạm!
Có hai lý do mà nước mắm có nồng độ đạm cao như quảng cáo ở trên:
Thứ nhất là quảng cáo láo, nhưng nước mắm được làm thật chỉ có nồng độ đạm chỉ 10 hoặc 20% mà thôi. Nhưng dù sao cũng là nước mắm thật, không độc hại.
Thứ hai là, nước mắm có đúng nồng độ đạm cao như quảng cáo hoặc thấp hơn một chút, nhưng chỉ toàn là nước muối, phẩm màu và phân U rê – Urea – hoặc là men hóa học, hóa chất có nguyên tố Ni tơ pha vào để khi đo nồng độ đạm sẽ cao. Vì ai cũng biết, phân tử U rê có gốc amonia – NH3. Cũng là ni tơ, cũng là đạm, nhưng đạm ở đây là hóa chất tổng hợp trong công nghiệp.
Việc sử dụng hóa chất công nghiệp có gốc Ni tơ làm nước mắm có tác hại cho cơ thể con người như thế nào, thì tùy theo hóa chất được pha. Nhưng chắc chắn là không thể vô hại như nước mắm thật truyền thống làm từ sinh vật là cá, muối và ủ từ 4 đến 6 tháng dưới trời nắng như ngư dân Việt vẫn làm từ bao đời nay.
 Có nhiều cách phân biệt nước mắm thật và giả. Trong đó, nước mắm thật mùi thơm đặc trưng, và vị ngọt có hậu sau khi ăn nước mắm, do đạm của cá đã được phân hủy thành các amino acide mà có thể làm cho những người có cơ địa dị ứng, có thể bị dị ứng sưng cả môi của mình. Còn nước mắm hóa học pha chế thì không bao giờ có được 2 điều này.
 Đừng nên chết vì thiếu hiểu biết, chỉ vì nghe lời quảng cáo xằng bậy của các công ty hám lợi, mất nhân tính. Chúc mọi người kiếm tìm cho mình các loại nước mắm tốt cho gia đình mình.

Các nhãn hàng của Masan xếp hạng 1 ở thị trường nông thôn và hạng 2 ở thị trường thành thị

Các nhãn hàng của Masan xếp hạng 1 ở thị trường nông thôn và hạng 2 ở thị trường thành thị


Nước mắm Nam Ngư của Masan là nhãn hàng thực phẩm được lựa chọn nhiều nhất ở thị trường nông thôn khi được người tiêu dùng nông thôn lựa chọn 164 triệu lần.

Theo nghiên cứu mới nhất về các nhãn hiệu hàng tiêu dùng nhanh được lựa chọn nhiều nhất do Kantar Worldpanel thực hiện đã xếp các nhãn hàng của Masan Consumer, một công ty con của Tập đoàn Masan, ở vị trí số 1 và số 2 lần lượt ở thị trường nông thôn và thành thị trong ngành hàng thực phẩm ở Việt Nam. Dân số ở nông thôn chiếm gần 70% dân số cả nước (Nguồn: Tổng cục thống kê).
Cũng theo báo cáo này, Masan có ba nhãn hàng lọt vào bảng xếp hạng top 10 các sản phẩm thực phẩm ở thị trường nông thôn, trong khi trong bảng xếp hạng top 10 của thị trường thành thị gồm bốn thành phố lớn, Masan có hai thương hiệu. 
Nước mắm Nam Ngư của Masan là nhãn hàng thực phẩm được lựa chọn nhiều nhất ở thị trường nông thôn khi được người tiêu dùng nông thôn lựa chọn 164 triệu lần. Ở hạng mục khảo sát cho thị trường thành thị, nhãn hiệu nước mắm Nam Ngư của Masan chiếm vị trí thứ hai với 16 triệu lượt mua. 
Ba nhãn hàng của Masan gồm Nam Ngư, Kokomi và Tam Thái Tửđạt được tổng cộng 276 triệu Điểm Tiếp cận Người tiêu dùng (Consumer Reach Point “CRP” – là một chỉ số đo lường tỷ lệ hộ mua (bao nhiêu gia đình chọn mua một thương hiệu) và tần suất mua (số lần chọn mua thương hiệu đó)), chiếm 36% trên tổng số điểm CRPs mà toàn bộ các nhãn hàng thực phẩm đạt được ở thị trường nông thôn.
Trong ngành hàng đồ uống, Wake-Up Sài Gòn với công thức mới được tung ra thị trường vào năm ngoái đã nhận được sự chú ý đặc biệt vì tốc độ gia nhập nhanh chóng vào top 10 thương hiệu đồ uống hàng đầu tại Việt Nam sau khi mở rộng tầm bao phủ thêm 1,7 triệu hộ gia đình mới trong năm ngoái. Theo khảo sát này, Wake-Up Sài Gòn đã được các hộ gia đình nông thôn lựa chọn 18 triệu lần.
Trong bảng xếp hạng tổng thể của top 10 nhà sản xuất trên toàn bộ các ngành hàng tiêu dùng nhanh (ngoài thực phẩm và đồ uống, còn bao gồm ngành hàng sản phẩm chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm và hàng gia dụng), Masan được xếp hạng thứ 2 ở thị trường nông thôn và thứ 3 ở thị trường thành thị. Mức độ thâm nhập của Masan đạt 95,6% trong đợt khảo sát bốn đô thị lớn và 97,8% ở thị trường nông thôn.
Bản báo cáo này cũng nhận xét rằng trong ngành hàng thực phẩm, các nhãn hàng trong nước có lợi thế hơn hẳn các nhãn hàng quốc tế. Báo cáo nêu ra rằng người tiêu dùng trong nước cảm thấy vô cùng tự hào với các nhãn hàng địa phương mang tính di sản, đặc biệt trong ngành hàng thực phẩm, và các nhãn hàng địa phương cũng linh hoạt và nhạy bén hơn đối với nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.
Hải An
Theo Trí thức trẻ/MSN

Thị trường nước mắm: Mặn nhạt có thời

Thị trường nước mắm: Mặn nhạt có thời

Xu hướng tiêu dùng chuộng các sản phẩm nước mắm truyền thống đang làm thay đổi cục diện thị trường đang nằm gần như hoàn toàn trong tay Masan, Unilever...

Theo Tổng cục Thống kê, mỗi năm, VN tiêu thụ hơn 200 triệu lít nước mắm với tổng doanh thu khoảng 7.200-7.500 tỷ đồng, tạo nên sức hút rất lớn đối với các DN trong và ngoài nước. Trong đó, một con số giật mình: Trong số 200 triệu lít nước mắm người Việt tiêu thụ mỗi năm, có tới 150 triệu lít là nước mắm công nghiệp, tương đương khoảng 75%.

Cuộc chiến công nghiệp và truyền thống

Ba năm trước, các nhãn hàng nước mắm đóng chai của Cty CP Thực phẩm Masan (Masan Food Corp) đã "lật đổ” vị trí số 1 của Knorr Phú Quốc (Cty Unilever VN) để chiếm hơn 70% thị phần thị trường nước mắm. Từ đó, nước mắm chế biến theo dây chuyền công nghiệp đã chiếm lĩnh thị trường nhờ quy mô sản xuất, chi phí quảng cáo lớn và lợi thế giá rẻ.

Thời điểm đó, chỉ có một số DN lớn sản xuất nước mắm theo công thức truyền thống ở Phan Thiết (Bình Thuận), Nha Trang, Cát Hải (Hải Phòng)… còn những cơ sở nhỏ chủ yếu bán nguyên liệu hoặc bán sỉ trong các thùng lớn cho các nơi nên doanh thu không cao. Việc cạnh tranh trực diện với các thương hiệu lớn như Knorr hay Masan, thậm chí với mức giá cao hơn, được xem là mạo hiểm đối với các thương hiệu nhỏ.


Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Giám đốc Cty Nước mắm Hạnh Phúc: "Hiện nay, vị trí của các loại nước mắm truyền thống với ba thành phần cơ bản gồm đạm, nước và muối mới được khẳng định mạnh mẽ khi xu hướng tiêu dùng xanh, sạch ngày càng lan rộng và phổ biến. Các nhãn hiệu nước mắm truyền thống bắt đầu trở lại mạnh mẽ với sức mua khá tại các hệ thống siêu thị và các chợ, ngay cả khi giá thành cao hơn các sản phẩm của Masan hay Knorr từ 25 - 40%”.

Để thay đổi cán cân

Theo Hiệp hội Nước mắm, một lít nước mắm nguyên chất được các nhà sản xuất thu mua với giá 40.000 đồng rồi về chế biến, pha chế thành 5 lít nước mắm công nghiệp với giá bán ra khoảng 20.000 đồng/lít. Bỏ qua tiêu chí chất lượng, chỉ tính riêng về giá nước mắm công nghiệp có giá chênh cao hơn rất nhiều so với mắm nguyên chất. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc cạnh tranh giữa hai dòng sản phẩm và lý giải tại sao thị phần nước mắm lại nằm chủ yếu trong tay các DN sản xuất nước mắm công nghiệp mà không phải các DN nước mắm truyền thống.

Theo ông Vũ Văn Cao -TGĐ Cty CP chế biến thủy sản Cát Hải - một trong 4 thương hiệu mắm truyền thống nổi tiếng cả nước và là thương hiệu số 1 tại miền Bắc: Thay bằng việc đầu tư tiền “khủng” cho quảng cáo như các DN sản xuất nước mắm công nghiệp, Cát Hải cũng như nhiều DN nước mắm truyền thống đang thay đổi mô hình sản xuất như: đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, cải tiến mẫu mã, đồng thời duy trì phương thức sản xuất truyền thống ở các khâu quan trọng, đảm bảo cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách bán hàng đồng giá trên toàn quốc cũng là một cách tiếp cận hiệu quả hơn với người tiêu dùng.

Có thể thấy, tín hiệu lạc quan đang dần mở ra với các nhà sản xuất nước mắm truyền thống trong nước. Tuy nhiên, với tỷ lệ khiêm tốn khoảng 50 triệu lít/năm (chiếm khoảng 1/4 tổng sản lượng toàn ngành nước mắm VN), DN sản xuất nước mắm truyền thống còn quá nhiều việc phải làm để thay đổi cán cân thị trường trước quy mô gần 150 triệu lít/năm của các DN sản xuất nước mắm công nghiệp.